denhattruyende nhat truyentruyen tranh
Top banner

Tiêu chuẩn quân sự MIL-STD-810 là gì?

Tiêu chuẩn quân sự MIL-STD-810 là gì?

Đây là tiêu chuẩn áp dụng trên các thiết bị công nghệ đáp ứng khả năng sử dụng cho quân nhân trong quân đội.

Bao gồm các tiêu chuẩn:

  • Áp suất: Đảm bảo khả năng hoạt động ở áp suất thấp. Đây là điều cần thiết đối với các thiết bị điện tử khi hoạt động ở vị trí độ cao hơn rất nhiều so với mực nước biển.

  • Nhiệt độ: Sử dụng tốt ở môi trường nhiệt độ cao, nhiệt độ thấp, khả năng chịu sốc nhiệt độ.

  • Thời tiết: Mưa gió, băng giá, nắng nóng

  • Độ ẩm: Không bị gỉ sét, nấm mốc, bào mòn bởi sương muối.

  • Chống xâm nhập: Hạn chế sự xâm nhập với nước, cát bụi.

  • Rung sốc: Đảm bảo an toàn bởi những va đập, rung sốc như trong quá trình di chuyển, tác động trực tiếp lên thiết bị

  • Có một số sản phẩm laptop, điện thoại còn có khả năng chống đạn.

Như vậy, tiêu chuẩn MIL-STD-810 là tiêu chuẩn độ bền cao nhất đối với các thiết bị điện tử hiện nay. Những thiết bị điện tử được sản xuất và kiểm tra theo tiêu chuẩn MIL-STD-810 đều có độ bền vượt trội, tuổi thọ cao.

Những sản phẩm laptop được sản xuất và kiểm tra theo tiêu chuẩn quân đội ví dụ như các dòng sản phẩm sau:

  • Dell Latitude

  • Dell Precision

  • HP Elitebook

  • HP Zbook

  • Lenovo Thinkpad

  • Macbook

Ngoài ra còn rất nhiều dòng sản phẩm laptop và điện thoại được sản xuất theo tiêu chuẩn này.

Hầu hết những sản phẩm laptop tại shop Laptop Trả Góp đều được sản xuất theo tiêu chuẩn quân sự MIL-STD-810 nên các bạn yên tâm về độ hoạt động ổn định, độ bền, cũng như cho thời gian sử dụng lâu dài. Các bạn tham khảo thêm các sản phẩm laptop của shop tại trang chủ.

Lịch sử hình thành và sự thay đổi của tiêu chuẩn MIL-STD 810

Vào năm 1945, lực lượng Không quân và Lục quân (AAF) của Mỹ phát hành thông số kỹ thuật đầu tiên cung cấp phương pháp chính thức để thử nghiệm thiết bị trong điều kiện môi trường mô phỏng. Tài liệu đó, mang tên Đặc điểm kỹ thuật AAF 41065, Thiết bị - Thông số kỹ thuật chung để kiểm tra môi trường , là tổ tiên trực tiếp của MIL-STD-810.

Năm 1965, USAF phát hành một báo cáo kỹ thuật với dữ liệu và thông tin về nguồn gốc và sự phát triển của các thử nghiệm môi trường tự nhiên và cảm ứng dành cho thiết bị hàng không và mặt đất. Bằng cách sử dụng tài liệu đó, kỹ sư thiết kế đã hiểu rõ hơn về cách giải thích, ứng dụng và mối quan hệ của thử nghiệm môi trường đối với thiết bị quân sự và vật tư.

Tính đến hiện tại, tiêu chuẩn này đã có 10 lần thay đổi về tên gọi cùng với đó là các tiêu chuẩn được thay đổi, đảm bảo tiêu chuẩn ngày càng cao của các thiết bị.

MIL-STD-810--->MIL-STD-810A--->MIL-STD-810B--->MIL-STD-810C--->MIL-STD-810D--->MIL-STD-810E--->MIL-STD-810F--->MIL-STD-810G--->MIL-STD-810G thông báo thay đổi nội dung--->MIL-STD-810H

Các phương pháp thử nghiệm của tiêu chuẩn MIL-STD-810

  • Phương pháp thử 500.6 Áp suất thấp (Độ cao)

  • Phương pháp thử 501.6 Nhiệt độ cao

  • Phương pháp thử 502.6 Nhiệt độ thấp

  • Phương pháp thử 503.6 Sốc nhiệt độ

  • Phương pháp thử 504.2 Nhiễm chất lỏng

  • Phương pháp thử 505.6 Bức xạ mặt trời

  • Phương pháp thử 506.6 Mưa

  • Phương pháp thử 507.6 Độ ẩm

  • Phương pháp thử 508.7 Nấm

  • Phương pháp thử 509.6 Sương muối

  • Phương pháp thử 510.6 Cát và Bụi

  • Phương pháp thử nghiệm 511.6 Khí quyển nổ

  • Phương pháp thử nghiệm 512.6 ngâm

  • Phương pháp thử 513.7 Gia tốc

  • Phương pháp thử 514.7 Rung

  • Phương pháp thử nghiệm 515.7 Tiếng ồn âm thanh

  • Phương pháp thử 516.7 Sốc

  • Phương pháp thử 517.2 Pyroshock

  • Phương pháp thử 518.2 Khí quyển có tính axit

  • Phương pháp thử 519.7 Chấn động do súng bắn

  • Phương pháp thử 520.4 Nhiệt độ, độ ẩm, độ rung và độ cao

  • Phương pháp thử 521.4 Mưa đóng băng / Mưa đóng băng

  • Phương pháp thử 522.2 Sốc đạn đạo

  • Phương pháp thử 523.4 Vibro-Âm thanh / Nhiệt độ

  • Phương pháp thử 524.1 Đông lạnh / Làm tan băng

  • Phương pháp thử nghiệm 525.1 Sao chép dạng sóng thời gian

  • Phương pháp thử 526.1 Tác động đường sắt.

  • Phương pháp thử 527.1 Nhiều Exciter

  • Phương pháp thử 528.1 Rung động cơ học

Lợi ích khi sử dụng laptop đạt tiêu chuẩn MIL-STD-810

Với những khả năng chống va đập của tiêu chuẩn MIL-STD-810, người dùng sẽ ít phải lo lắng khi máy bị rơi, bị va đập với vật cứng hay rung sốc khi di chuyển.

Không phải lo lắng khi sử dụng ở môi trường xấu và nhiệt độ khắc nghiệt. Yên tâm hơn khi sử dụng ngoài trời, làm việc trên xe, làm việc trên tàu, làm việc ở công trường, sử dụng ở gần biển.

Ngoài ra, nhiệt độ thay đổi đột ngột từ nóng sang lạnh cũng không hề ảnh hưởng và thay đổi đến hoạt động của các thiết bị được ứng dụng tiêu chuẩn siêu bền bỉ này.

Những thiết bị được trang bị tiêu chuẩn MIL-STD-810G còn có khả năng chống nước, chống xâm nhập của bụi bẩn.

Tăng độ bền cho tuổi thọ sử dụng lâu dài. Hạn chế sự thay thế sửa chửa khi phải làm việc ở điều kiện không thuận lợi. Hạn chế hao tổn kinh tế khi sử dụng laptop, điện thoại.

Tham khảo những mẫu laptop đạt tiêu chuẩn quân sự MIL-STD-810 tại Laptop Trả Góp

Xem kênh XoilacTV tructiepbongda hôm nay

188BET đá gà trực tiếp hôm nay kèo handicap là gì NEW 88