Top banner

RAM Laptop - Những điều cần biết.

Ram laptop là gì? Chức năng của RAM.

RAM là gì?

RAM máy tính là bộ nhớ truy xuất ngẫu nhiên (Random Access Memory), truy cập ngẫu nhiên là khi dữ liệu của bạn có được lưu ở bất kỳ vị trí nào trên bộ nhớ Ram thì khi bạn muốn mở nó lên bạn không cần biết nó nằm ở vị trí nào.

Ví dụ để bạn dễ hiểu hơn là khi bạn mở một file excel trên ổ cứng thì lúc này RAM sẽ thực hiện việc lưu các thông tin của file này vào, sau đó bạn mở thêm một file word và Ram lại tiếp tục ghi vào bộ nhớ của nó. Và dĩ nhiên là nó sẽ lưu một cách ngẫu nhiên không cần sắp xếp thứ tự giống như trên ổ cứng, điều này giúp bạn truy xuất dữ liệu và làm việc nhanh hơn rất nhiều khi bạn làm word rồi qua excel rồi từ excel qua word.

Bộ nhớ của RAM sử dụng dạng chip, các chip này được gắn vào chung 1 bảng mạch để kết nối với máy tính. Với việc sử dụng chip nhớ giúp Ram có tốc độ đọc và truy xuất cực kỳ nhanh, nhanh hơn rất nhiều so với ổ cứng thông thường, nhanh hơn cả ổ cứng SSD sử dụng chuẩn sata.

Chức năng của Ram trên máy tính

Khi bạn khởi động máy tính thì RAM bắt đầu hoạt động, truy xuất các dữ liệu cần thiết để khởi động windows. Đọc các thông số cần thiết như màn hình, ổ cứng, wifi, các cổng kết nối.... Vì vậy khi chúng ta vào win dù chưa mở ứng dụng nào để sử dụng thì RAM cũng đã chiếm một phần bộ nhớ rồi.

Khi bạn mở một ứng dụng (word, excel, ....) hay một tập tin (file ảnh, video, ....) thì RAM sẽ lấy các dữ liệu này trên ổ cứng rồi lưu tạm vào nó sau đó truyền tải các thông tin cần xử lý lên CPU để xử lý. Việc này giúp bạn truy xuất dữ liệu và sử dụng phần mềm nhanh hơn.

Bộ nhớ RAM càng cao càng giúp cho máy tính của bạn hoạt động nhanh và mạnh hơn.

RAM là bộ nhớ đệm (bộ nhớ tạm) nên sau khi ngưng sử dụng bạn tắt máy đi thì các dữ liệu đã lưu trước đó vào RAM sẽ tự giải phóng trở về trạng thái ban đầu.

Cấu tạo của Ram

Ram được cấu thành từ các chi tiết nhỏ được gắn trên một bảng mạch bán dẫn silicon, bao gồm chip nhớ, các tụ điện và điện trở, các chi tiết này liên kết với nhau bằng các mạch đồng. Các mạch này dẫn đễn chân Ram để cắm vào máy tính.

Các thông số cần quan tâm của RAM

Bus: được phân thành 2 loại là Bus Speed và Bus Width

BUS Speed: là BUS RAM, là tốc độ dữ liệu được xử lý trong một giây.

BUS Width: là chiều rộng của bộ nhớ. Các loại RAM DDR, DDR2, DDR3, DDR4 hiện nay đều có BUS Width cố định là 64.

Bandwidth: Tốc độ RAM đọc được trong 1 giây

Công thức tính băng thông (bandwidth) từ BUS Speed và BUS Width:

Bandwidth = (Bus Speed x Bus Width) / 8

Bandwidth: là tốc độ tối đa RAM có thể đọc được trong một giây. Bandwidth được ghi trên RAM là con số tối đa theo lý thuyết. Trên thực tế, bandwidth thường thấp hơn và không thể vượt quá được con số theo lý thuyết.

Các loại RAM máy tính

  • SDRAM (Synchronous Dynamic RAM): Ram này dùng cho các máy đời rất cũ, hiện nay thì các ram này không còn được sử dụng nữa vì không còn đáp ứng được với nhu cầu sử dụng hiện tại.

  • DDR (Double Data Rate SDRAM): Là phiên bản cải tiến của SDR và hiện tại cũng không còn được sử dụng.

  • DDR2: Là phiên bản nâng cấp của DDR, DDR2 có 240 chân cho tốc độ tăng đáng kể, hiện nay vẫn được sử dụng trong các máy tính đời cũ.

  • DDR3: có tốc độ bus 800/1066/1333/1600 Mhz, số bit dữ liệu là 64, điện thế là 1.5v, tổng số pin là 240. Là loại ram đang được sử dụng rộng rãi, tốc độ cao.

  • RDRAM (Rambus Dynamic RAM): thường được gọi là Ram bus, được chế tạo theo kỹ thuật hoàn toàn mới so với các thế hệ trước.

  • DDR4: Ra đời năm 2014, thay thế cho DDR3, nâng cấp về tốc độ truyền tải đạt từ 2133-4266 MHz, dùng điện áp thấp hơn chỉ 1.2V. Cho tốc độ cao hơn nhiều lần so với ram DDR3.

Dung lượng RAM

Dung lượng ram được tính bằng MegaByte (MB) hoặc GigaByte (GB), hiện nay do đòi hỏi cấu hình tối thiểu để một chiếc máy tính hoạt động được thì dung lượng Ram cũng phải đạt được dung lượng tối thiểu là 1GB vì vậy các ram có dung lượng tính bằng MB đều phải loại bỏ.

Ram có các dung lượng: 1Gb, 2Gb, 4Gb, 8Gb, 16Gb, 32Gb.... Máy tính được trang bị ram càng cao thì máy hoạt động càng mạnh. Nhưng dung lượng Ram phải tương thích với các phần cứng và win. Mỗi máy đều cho dung lượng tối đa của RAM, nên khi nâng cấp RAM ta phải chú ý đến các thành phần của máy.

Nâng cấp RAM như thế nào thì hiệu quả.

Nâng cấp RAM cho laptop và cách nâng cấp RAM laptop hiệu quả:

Bạn cần kiểm tra xem máy tính của mình sử dụng RAM nào (ram DDR3 hay DDR4), bus bao nhiêu (bus này được ghi rõ trên thanh RAM), dung lượng nâng cấp tối đa được bao nhiêu?

Hầu hết những hệ thống máy tính hiện nay đều sử dụng kiến trúc kênh đôi nhằm chia tác dữ liệu xử lý và giúp tăng băng thông dữ liệu, vì vậy để máy ổn định thì bạn nên sử dụng trên cả 2 khe này. Bạn có thể sử dụng RAM trên 1 khe cắm RAM vẫn được nhưng hiệu năng không đạt được mức tối đa khi sử dụng.

Ví dụ như bạn sử dụng RAM 8GB thì bạn nên dùng 2 cây 4Gb để cắm vào 2 khe ram này, hoặc máy tính của bạn có 4 khe ram và bạn sử dụng 32gb RAM thì bạn nên sử dụng 4 thanh RAM 8gb để cắm vào hết các khe ram thay vì 2 thanh 16gb để cắm vào 2 khe.

Các bạn có thể liên hệ trực tiếp tại cửa hàng để được tư vấn cụ thể hơn khi chọn nâng cấp RAM.

Tại TPHCM thì laptoptragop.vn là điểm nâng cấp ram laptop uy tín với đội ngũ kỹ thuật chuyên nghiệp tư vấn nhiệt tình để chọn ra loại RAM phù hợp cũng như cách nâng cấp tối ưu nhất cho máy tính của bạn.

Liên hệ:

Shop: Laptop Trả Góp

Website: https://laptoptragop.vn

Địa chỉ: 63/18 Gò Dầu, P. Tân Quý, Q. Tân Phú, TP.HCM

Hotline: 0901.610.600